Đặc trưng của nội dung chương trình

Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản được thiết kế với 3 trụ cột chính: Kiến thức Kinh doanh quốc tế hiện đại; Phương thức kinh doanh tiên tiến Nhật Bản; và Tri thức đại cương về xã hội nhân văn Việt Nam.
Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức toàn diện về lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế, chương trình cung trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm cần thiết khác nhằm tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính hệ thống và chuyên nghiệp theo phong cách Nhật Bản.

Với kiến thức chuyên môn và kỹ năng được trang bị cùng khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh và Tiếng Nhật, sinh viên tốt nghiệp chương trình có thể đáp ứng tốt các vị trí việc làm tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và học tập nâng cao trong tương lai.

1. Thông tin chung về chương trình:

 

Đơn vị cấp bằng

Trường Đại học Ngoại thương

Đơn vị đào tạo

Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật Bản

Tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp

Cử nhân

Tên ngành đào tạo

+ Tiếng Việt: Kinh doanh quốc tế

+ Tiếng Anh: International Business

Mã số ngành đào tạo

7340120

Tên chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

Ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản

Số lượng tín chỉ cần đạt được

137

Hình thức đào tạo

Hệ chính quy

Ngôn ngữ đào tạo

Tiếng Anh, Tiếng Việt

Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa

04 năm

Thời gian ban hành CTĐT

29/6/2017

Thời gian rà soát, sửa đổi chương trình gần nhất

2021

Kiểm định chương trình

Trong nước và quốc tế

Nơi phát hành, ban hành CTĐT

Trường Đại học Ngoại thương

2. Mục tiêu đào tạo

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, (i) có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh chân chính;(ii) có kiến thức chuyên môn hiện đại về kinh tế và kinh doanh quốc tế, phương thức kinh doanh tiên tiến Nhật Bản và tri thức xã hội nhân văn Việt Nam.

Sinh viên tốt nghiệp có năng lực tư duy sáng tạo và sẵn sàng tiếp nhận tri thức mới, năng lực ứng phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, năng lực ứng dụng những công cụ quản lý, kinh doanh theo phương thức kinh doanh tiên tiến Nhật Bản vào thực tiễn hoạt động kinh doanh quốc tế; năng lực tự chủ và trách nhiệm, khả năng làm việc độc lập và khả năng học tập liên tục.

2.2 Mục tiêu cụ thể

  • PO1: Có kiến thức nền tảng và hiện đại về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên -xã hội , các quy luật kinh tế và kinh doanh, các mô hình vận hành nền kinh tế và hoạt động quản lý doanh nghiệp, các kiến thức pháp luật và xã hội nhân văn Việt Nam;

  • PO2: Có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, các công cụ quản trị chiến lược, quản trị vận hành, sản xuất, cung ứng, nhân sự, tài chính, marketing, truyền thông, thương hiệu và văn hóa kinh doanh theo góc độ tiếp cận của phương thức kinh doanh tiên tiến Nhật Bản;

  • PO3: Có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh chân chính, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, có tinh thần khởi nghiệp, năng lực sáng tạo và học tập liên tục;

  • PO4: Có kỹ năng chuyên môn thành thạo , vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành kinh doanh quốc tế; có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong các hoạt động nghề nghiệp để diễn đạt, xử lý tình huống chuyên môn thông thường;

  • PO5: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin và ứng dụng các công cụ, phương thức kinh doanh tiên tiến của Nhật Bản để giải quyết các vấn đề của hoạt động kinh doanh thực tiễn;

  • PO6: Có kỹ năng lập kế hoạch, điều phối thực thi, dẫn dắt chuyên môn, kiểm tra đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong kinh doanh quốc tế;

  • PO7: Có năng lực quản lý và điều phối dự án kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

3. Chuẩn đầu ra

3.1 Chuẩn đầu ra về kiến thức

PLO 1: Vận dụng được các kiến thức nền tảng về khoa học chính trị, khoa học xã hội, phương pháp luận, thế giới quan khoa học, công nghệ thông tin và các kiến thức giáo dục đại cương khác để học tập, nghiên cứu và làm việc liên tục;

PLO 2: Vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn kinh tế, kinh doanh, thuộc khối kiến thức cơ sở ngành kinh doanh quốc tế và các kiến thức nền tảng về kinh tế và kinh doanh Nhật Bản; 

PLO 3: Phân tích đối sánh được các vấn đề về kinh doanh như: quản trị chiến lược, hệ thống sản xuất, cung ứng, quản trị nhân sự, tài chính, marketing, thương hiệu, truyền thông v.v trong các mô hình quản lý kinh doanh theo phương thức tiên tiến Nhật Bản và thế giới;

PLO 4: Đánh giá các mô hình và công cụ quản lý kinh doanh trong các hoạt động kinh doanh thực tiễn tại các doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam;

PLO 5: Đề xuất được các ý tưởng sáng tạo và phát triển các dự án kinh doanh quốc tế thực tiễn.

3.2 Chuẩn đầu ra về kỹ năng

PLO 6: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức và công cụ thực hành vào việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế;

PLO 7: Có kỹ năng tự tìm kiếm, tự tổng hợp dữ liệu thông tin chính xác, phát hiện và giải quyết vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế;

PLO 8: Có kỹ năng đề xuất giải pháp và lập kế hoạch thực hiện cho các vấn đề kinh doanh quốc tế;

PLO 9: Có kỹ năng sử dụng thành thạo tiếng Anh (tương đương bậc 5/6) và ngoại ngữ tiếng Nhật (tương đương bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

PLO10: Có kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3.3 Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, trách nhiệm

PLO 11:Có thái độ cầu thị trong học tập, sẵn sàng đón nhận tri thức mới, thông tin mới trong các hoạt động kinh doanh quốc tế;

PLO 12: Có tinh thần cởi mở, chấp nhận các giá trị khác biệt, khả năng thích nghi và ứng phó với sự thay đổi trong các hoạt động kinh doanh quốc tế và đời sống xã hội;

PLO 13: Có tư duy đổi mới sáng tạo, không ngừng sáng tạo nên giá trị chung cho tổ chức và cộng đồng xã hội;

PLO 14: Có tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành, thực tế, dự án, đề án v.v hướng tới lợi ích tập thể và lợi ích xã hội; 

PLO 15:  Có tâm thế chủ động, độc lập trong tư duy và hành động (lập kế hoạch, triển khai, đánh giá và cải tiến các dự án, hoạt động kinh doanh thực tiễn), bản lĩnh vượt qua khó khăn, trách nhiệm với bản thân, tập thể và cộng đồng xã hội.

Download

Môi trường
Môi trường
GIẢNG VIÊN
GIẢNG VIÊN
KẾT NỐI
KẾT NỐI
SÁNG TẠO
SÁNG TẠO

CÁC NỘI DUNG CỐT LÕI

Định hướng kỹ năng nghề nghiệp

Môn học Định hướng và kỹ năng nghề nghiệp được xây dựng nhằm giúp cho sinh viên xem xét và hiểu bản thân và những người khác với tư cách là sinh viên Đại học Ngoại thương. Thông qua môn học, sinh viên sẽ học về giáo dục đại học, mối quan hệ giữa bản thân và xã hội, lối sống, cách làm việc và đời sống đại học. Hy vọng rằng với  những  kiến ​​thức này, sinh viên sẽ có động lực để hoàn thành mục tiêu cuộc sống của mình.
Sinh viên sẽ thảo luận các chủ đề như "Điểm mạnh của tôi", "Những gì mà xã hội ngày nay muốn?", "Sinh viên cần học gì trong xã hội hiện nay?", các kĩ năng nghề nghiệp cần có khi xác định chuyên ngành kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật bản, cũng như các chủ đề khác liên quan đến hiểu biết đặc điểm từng ngành, nghề trong xã hội. Các chủ đề về kĩ năng cần thiết cho sinh viên khi tốt nghiệp và bước vào xã hội sẽ được giới thiệu. Sinh viên sẽ tham gia vào việc xem xét và học hỏi về các chủ đề này thông qua các bài tập, thảo luận nhóm, tham quan doanh nghiệp và thuyết trình.

Kinh doanh quốc tế

Hoạt động kinh doanh là cơ hội đồng thời là thách thức cho hầu hết mọi người trên toàn thế giới. Thông thường, chúng ta tiến hành hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước, nhưng dưới áp lực của sự tăng trưởng và thâm nhập kinh doanh, các công ty đang dần mở rộng biên giới quốc gia của họ ra thị trường quốc tế.
Vậy hoạt động kinh doanh quốc tế có tương tự như hoạt động kinh doanh trong nước? Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình kinh doanh thành công hiện tại sang các nước khác không? Hoặc thậm chí làm thế nào để có được thành công và ngăn chặn những rủi ro thất bại trên thị trường toàn cầu? Môn học này sẽ giúp sinh viên trả lời câu hỏi này.

Kế hoạch kinh doanh V-biz 1

Môn học giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh thông qua chương trình đào tạo khung lý thuyết về lập kế hoạch kinh doanh và trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp Nhật Bản/ Việt Nam trên nền tảng V-BIZ platform trong đó các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo cho sinh viên. Thông qua đó, sinh viên có khả năng phát hiện ra những vấn đề liên quan đến kiến thức kinh doanh, những kĩ năng cần thiết để vận hành kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh V-biz 2

 
Môn học này giúp sinh viên chuẩn bị và đưa ra một kế hoạch kinh doanh bằng những ý tưởng sáng tạo- thứ phá vỡ các khuôn mẫu thành một nhóm nhỏ dựa trên kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh mà họ đã học được trong Kế hoạch Kinh doanh V-biz 1.
  Thông qua việc lập kế hoạch kinh doanh bằng những bài học thực hành tại doanh nghiệp và làm việc theo nhóm, sinh viên sẽ phát triển khả năng đọc, giải thích, thảo luận và giao tiếp, hình thành ý tưởng kinh doanh và lập phương án tổ chức kinh doanh, trình bày kế hoạch kinh doanh tự nguyện và so sánh với kiến thức thực tế tại doanh nghiệp để có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong triển khai kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh V-biz 3

Môn học này giúp sinh viên hiểu được những nội dung chính, thiết lập được quá trình xây dựng "Kế hoạch kinh doanh" hay tiếp thu được các phương pháp cần thiết khi bắt đầu kinh doanh. Sau hai học phần Kế hoạch Kinh doanh I, II, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức toàn diện về kinh doanh và triển khai mô hình kinh doanh trong thực tiễn với sự gắn kết doanh nghiệp trên nền tảng V-BIZ Platform. Ý tưởng và mô hình kinh doanh sẽ nhận được sự tham vấn và đánh giá từ phía doanh nghiệp thông qua các buổi seminars xuyên suốt trong các học phần Kế hoạch Kinh doanh I, II và III.

Kinh tế và kinh doanh Nhật Bản

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh tế và kinh doanh Nhật Bản thông qua các vấn đề kinh tế vĩ mô ( tỷ lệ nợ công, ảnh hưởng của vấn đề già hóa dân số Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên Nhật…), và các vấn đề kinh tế vi mô (quản trị doanh nghiệp Nhật Bản, quản trị nhân sự theo phương thức truyền thống Nhật Bản và sự thay đổi, chiến lược toàn cầu hóa của các công ty Nhật Bản ngày nay…). Môn học cũng đưa ra các đặc điểm về hoạt động của các tổ chức kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản như ngân sách gia đình, các công ty và thị trường lao động.

Truyền thông trong Kinh doanh quốc tế

Truyền thông trong hoạt động kinh doanh quốc tế góp phần kết nối các chủ thể đến từ các quốc gia, nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhằm đạt được mục tiêu kinh tế và định vị trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Môn học giúp sinh viên hiểu được ý nghĩa và phương thức truyền thông trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đồng thời trang bị kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành đối với chủ thể kinh doanh quốc tế.
Trong quá trình học tập, sinh viên có cơ hội thảo luận và ứng dụng các lý thuyết được xây dựng như những chỉ dẫn nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông vừa đạt được mục tiêu kinh doanh vừa tạo dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.  Môn học cũng tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi kiến thức lý luận, cập nhật những tiến bộ công nghệ tin học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp  bằng cách tham gia những cuộc trao đổi, đàm phán, xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường ..trong các tình huống giao dịch khác nhau

Hệ thống sản xuất theo phong cách Nhật Bản Monozukuri

Môn học này nhằm giúp sinh viên hiểu sâu về các hệ thống sản xuất như : hệ thống quản lý khoa học, hệ thống Ford (hệ thống băng chuyền) và hệ thống sản xuất Toyota; đồng thời sinh viên sẽ được tìm hiểu về nguồn nhân lực đã được đối xử như thế nào trong những hệ thống đó. Các nét đặc trưng trong quản lý sản xuất Nhật Bản, sự khác biệt so với hệ thống quản lý sản xuất khác cũng được đề cập trong môn học. Cuối môn học này, sinh viên sẽ có được tầm hiểu biết và kiến thức để có thể suy nghĩ về tương lai sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản và rút ra các kinh nghiệm để áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam sau này.

Văn hóa Nhật Bản và giao thoa văn hóa trong Kinh doanh quốc tế

Môn học này giúp sinh viên có được nền tảng hiểu biết lí thuyết về văn hóa Nhật Bản hiện đại dựa trên thông tin xã hội Nhật Bản ngày nay, liên quan đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa trong và ngoài nước. Cách sống và mối quan hệ của con người chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn bởi xã hội thông tin phát triển cao cùng với phương tiện truyền thông tiên tiến và tin tức tràn ngập. Qua môn học sinh viên thấy rõ tầm quan trọng của văn hóa trong kinh doanh quốc tế, thấy được những khó khăn trong quản trị đa văn hóa do sự khác biệt văn hóa; hiểu được những biểu hiện cơ bản của ăn hóa trong kinh doanh quốc tế như giao tiếp đa văn hóa, Marketing đa văn hóa, đàm phán đa văn hóa.
Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị một số kỹ năng cần thiết để xây dựng văn hóa trong kinh doanh quốc tế với bối cảnh hội nhập.

Giao tiếp kinh doanh và Hành vi tổ chức theo phong cách Nhật Bản

Môn học này được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và cơ hội thực hành các kỹ năng liên quan đến giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh theo phong cách Nhật Bản. Qua đó sinh viên có thể phát triển và ứng dụng các lý tuyết và kỹ năng đã học để tăng cường hiệu quả trong giao tiếp, ứng xử,  xử lý và truyền đạt thông tin trong công việc và trong cuộc sống sau này. 

Quản trị nguồn nhân lực theo phong cách Nhật Bản

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản và nâng cao về quản trị nhân sự theo mô hình Nhật Bản. Qua đó sinh viên hiểu và vận đụng được cơ chế tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, đánh giá nhân sự và các cam kết đối với người lao động trong môi trường kinh doanh Nhật Bản. Sinh viên cũng được tìm hiểu chuyên sâu về đặc trưng trong cách thức quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nhật Bản, tại sao việc quản lý và sử dụng “con người” lại là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quản lý nguồn lực của công ty Nhật Bản. Phân biệt được sự khác biệt giữa các mô hình quản trị nhân lực của Nhật Bản khi so sánh với mô hình quản lý nhân sự của Châu Âu và Hoa Kì.

Triết học Mác-Lênin

Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học - bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; về phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, bao gồm các nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù; về lý luận nhận thức; về chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Kinh tế chính trị Mác-lênin

Học phần giới thiệu 2 học thuyết cơ bản là học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư, qua đó sinh viên được tiếp cận, luận giải các phạm trù kinh tế cơ bản của một nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do. Đồng thời Phần Học thuyết kinh tế cũng luận giải sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền, độc quyền nhà nước từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và những đặc điểm kinh tế cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn này.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tính tất yếu và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng XHCN như: xây dựng nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN, nền văn hóa XHCN, giải quyết các vấn đề về dân tộc và tôn giáo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh giới thiệu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN. Đó là các quan điểm về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới; về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam; về kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp và giải phóng con người.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học nhằm:
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết căn bản về sự ra đời của Đảng CSVN; về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Học phần có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

Toán cao cấp

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Toán tài chính, các ứng dụng thực tế trong tài chính.  Đại số tuyến tính thực sự cần thiết cho việc tiếp cận với các mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế và quản l‎ý: ma trận và định thức; không gian vectơ; hệ phương trình tuyến tính.
Đồng thời, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về Giải tích toán học: hàm số và giới hạn; phép tính vi phân đối với hàm số một biến số; hàm nhiều biến số và hàm ẩn; các bài toán cực trị; phép tính tích phân; phương trình vi phân sai phân thực sự cần thiết cho việc tiếp cận với các mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế và quản lý.

Pháp luật đại cương

Học phần Pháp luật đại cương cung cấp cho người học các khái niệm và phạm trù cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lý. Trên cơ sở đó môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về nhà nước và pháp luật, về Hiến pháp, về pháp luật dân sự, công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

Tin học

Môn Tin học đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học: Khái niệm về thông tin, xử lý thông tin; Hệ điều hành Windows; Mạng máy tính và Internet; Các kỹ năng soạn thảo và trình bày văn bản Word; Sử dụng thành thạo bảng tính Excel giải quyết các bài toán kinh tế;Thiết kế các thuyết trình. Thông qua các bài lý thuyết và thực hành các bài toán thực tế sinh viên nắm chắc và thấy rõ sự cần thiết của công nghệ thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Mục đích của học phần là trang bị cho các nhà kinh tế tương lai phần đảm bảo về mặt toán học cho quá trình thu thập và xử lý thông tin kinh tế - xã hội. Sinh viên phải nắm được các kiến thức cơ bản về xác suất – Thống kê để phục vụ cho các học phần Kinh tế lượng, Thống kê Kinh tế, Marketing, Thị trường chứng khoán, Quản trị rủi ro tài chính, Phương pháp lượng cho tài chính, Mô hình tài chính …. Sinh viên phải nắm được và áp dụng các phương pháp cơ bản của xác suất, thống kê toán trong nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là biết vận dụng lý thuyết xác suất, thống kê Toán vào giải quyết các bài toán thực tiễn: dự báo sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh, tính ổn định về giá cả các mặt hàng trên thị trường,…
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xác suất: các khái niệm cơ bản về xác suất, đại lượng ngẫu nhiên một chiều, đại lượng ngẫu nhiên nhiều chiều, các quy luật phân phối xác suất. Phần thống kê: lý thuyết mẫu, bài toán ước lượng và kiểm định giả thiết thống kê.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng về các phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, các phương pháp thu thập thông tin, dữ liệuv à các phương pháp phân tích số liệu phục vụ nghiên cứu, các nội dung và trình tự nội dung của một báo cáo nghiên cứu; giới thiệu các vấn đề nghiên cứu trên các khía cạnh vi mô và vĩ mô.

Tư duy logic và phương pháp nghiên cứu

Học phần Tư duy logic và phương pháp nghiên cứu có mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức về hình thức và quy luật của tư duy; các công cụ cơ bản của tư duy logic, cách thức tư duy hiệu quả và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Sinh viên có thể hiểu và vận dụng được triết lý, đạo đức nghiên cứu cũng như các kỹ năng để thiết kế, thực hiện và trình bày kết quả nghiên cứu
Nhờ xác lập được tính đúng đắn và hợp lý trong tư duy, thành thạo kỹ năng lập luận phân tích và vận dụng được các bước trong nghiên cứu, sinh viên không chỉ đạt được hiệu quả trong học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học mà còn có cơ hội thành công trong ngành nghề chuyên môn cũng như hoạt động thực tiễn sau này.

13. Tâm lý học trong kinh doanh

Thông qua học phần, sinh viên có khả năng nắm được những đặc điểm đặc trưng, cơ chế nảy sinh, hình thành và biểu hiện cụ thể của các hiện tượng tâm lý cơ bản của con người; qua đó, biết vận dụng những hiểu biết về tâm lý vào trong giao tiếp ứng xử và trong cuộc sống lao động, học tập.

Tiếng Việt cơ bản 1

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của tiếng Việt. Học phần gồm 07 bài giảng theo các chủ đề thiết yếu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Mỗi bài giảng được thiết kế bao gồm: Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp, bài tập từ vựng, bài tập ngữ pháp, bài tập nghe và bài đọc ngắn. Đây là học phần giúp người học có đủ những kiến thức nền tảng để thực hiện giao tiếp cơ bản và tạo cơ sở tiền đề cho người học tiếp tục học các học phần tiếp theo.

Nghe nói nâng cao 1

Học phần gồm 2 phần: Ngôn ngữ thương mại và thuyết trình hiệu quả. Về phần ngôn ngữ thương mại, phần này gồm 12 chương viết theo các chủ đề khác nhau trong thương mại như: công ty và các ngành công nghiệp, toàn cầu hóa và chính sách kinh tế, chiến lược công ty và cấu trúc công ty, quản lý con người, nguồn nhân sự, thị trường tài chính…  Môn học không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức về thương mại mà còn các từ ngữ thương mại để tiếp tục học các môn học có liên quan tới các vấn đề nói trên trong các năm học tiếp theo. Về phần thuyết trình hiệu quả, nội dung gồm có 9 chương tập chung vào cách làm nội dung thuyết trình và kỹ năng thuyết trình.  Cụ thể là cách bắt đầu buổi thuyết trình, dùng từ tiếng Anh để liên kết các phần thuyết trình chặt chẽ, ngôn ngữ thường dùng trong thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể, cách kết thúc bài thuyết trình, trả lời câu hỏi của người nghe, cách thu hút người nghe vào trọng tâm của thuyết trình, …..

Đọc hiểu nâng cao

Học phần giúp người học phát triển các kỹ năng đọc hiểu từ trình độ B2 lên B2+/C1 thông qua việc nắm vững các kỹ thuật đọc hiểu trong chương trình; luyện tập với các dạng bài tập thực hành từ đoạn ngắn (60-80 từ) cho đến các bài đọc dài (700-1000 từ); bước đầu làm quen với khái niệm Đọc phê phán và một số kỹ thuật Đọc phê phán cơ bản; mở rộng vốn từ vựng thông qua các bài đọc dài (700-1000 từ) với các chủ đề đa dạng

Nghe nói nâng cao 2

Học phần rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong kỹ năng nghe như nghe lấy ý chính,  nghe lấy ý chi tiết, nghe hiểu đích xác một hay nhiều từ, cụm từ  trong giao tiếp,nghe hiểu được nội dung và thông điệp của người nói trong các đối thoại giao tiếp hàng ngày (upper-intermediate hay B2), sinh viên tiếp tục học, nghe hiểu các bài giảng học thuật và diễn văn dài từ 8 đến 15 phút (upper-intermediate và Advanced hay C1) là cơ sở kiến thức và kỹ năng cho các hoạt động nghe giảng, trình bày bằng tiếng Anh trong môi trường học thuật và công việc.

Viết luận nâng cao

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và cơ hội thực hành ngôn ngữ tiếng Anh về viết đoạn. Nội dung giảng dạy cụ thể bao gồm: Hướng dẫn sinh viên biết và áp dụng trong viết đoạn: (i) Đọc hiểu trong viết luận; (ii) Viết luận căn bản; (iii) Viết câu chủ đề; (iv) Viết các câu phát triển ý của câu chủ đề; (v) Liên kết trong đoạn văn; và (vi) Các loại đoạn văn và bàiluận. Các lỗi sai logic.

Ngoại ngữ 4 (Tiếng Nhật)

Học phần trang bị thêm cho sinh viên khoảng 500 từ vựng, 150 chữ Hán và rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết ở trình độ sơ cấp. Nội dung giảng dạy của học phần này tiếp tục cung cấp những kiến thức của chương trính sơ cấp, bao gồm những bài giảng trong giáo trình tiếng Nhật sơ cấp. Nội dung của các bài giảng bao gồm giới thiệu ngữ pháp mới và từ mới, luyện tập cơ bản, luyện tập ứng dụng, luyện cách đọc và cách viết chữ Hán.

Ngoại ngữ 5 (Tiếng Nhật)

Học phần Tiếng Nhật 5 sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức tiếng Nhật tổng hợp trình độ đầu Trung cấp ở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây là học phần rất quan trọng vì là giai đoạn kết nối giữa hai trình độ Sơ cấp và Trung cấp. Hơn nữa từ học phần này kiến thức kinh tế bắt đầu được đưa vào nên sinh viên sẽ thấy rất hứng thú.

Nguyên lý Kinh tế vi mô

Học phần nhằm:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản để nghiên cứu hành vi của các cá nhân, các doanh nghiệp và chính phủ trong điều kiện tài nguyên là khan hiếm.
- Giúp người học nắm vững khái niệm, nội dung, ý nghĩa, yếu tố ảnh hưởng và phương pháp xác định các biến số kinh tế như: cung, cầu, chi phí, tối đa hóa lợi nhuận…
- Lý giải và lượng hóa mối quan hệ giữa các biến số kinh tế qua các hàm số và đồ thị toán học
- Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu, giúp người học áp dụng và lý giải được các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trên thị trường

Nguyên lý Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu chủ yếu của học phần này là giới thiệu những nguyên lý cơ bản của kinh tế vĩ mô, trong đó trước hết là làm rõ các thuật ngữ, sau đó là các mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản để giúp sinh viên hiểu được sự vận hành của nền kinh tế tổng thể. Sinh viên sẽ được giới thiệu các nguyên lý cơ bản của hạch toán thu nhập quốc dân, các nhân tố quyết định sản lượng, lạm phát và thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cũng như những nguyên lý ban đầu về các chính sách kinh tế vĩ mô.Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp sinh viên giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này. Bên cạnh đó, học phần cũng sẽ nghiên cứu trạng thái của nền kinh tế trong dài hạn, và cuối cùng là nghiên cứu kinh tế trong ngắn hạn.

Nguyên lý tài chính

Môn học này được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về tài chính, hệ thống tài chính, lãi suất, thị trường tài chính, thẩm định dự án đầu tư, các mô hình định giá tài sản trong nền kinh tế thị trường... Môn học cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, nguồn vốn nói chung cũng như đặc điểm cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp, các cách thức ghi nhận chi phí, doanh thu và lợi nhuận, chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Quản trị căn bản

Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về vai trò của nhà quản trị trong các tổ chức hiện đại. Môn học tập trung vào các hoạt động quản trị của việc hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. Nội dung của học phần bao gồm những vấn đề cơ bản nhất về các quan hệ quản trị trong quá trình kinh doanh như: quan hệ giữa các doanh nghiệp (đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp liên doanh, liên kết, doanh nghiệp cung ứng đầu vào), quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ, toàn cầu hóa,... môi trường vi mô: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, nhóm tạo sức ép), quan hệ giữa nhà quản trị với các cá nhân và tập thể lao động trong doanh nghiệp với các phương pháp lãnh đạo hiệu quả và động viên nhân viên, ... Ngoài ra, học phần còn giới thiệu những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản trị kinh doanh cụ thể theo lĩnh vực, ví dụ những khái niệm về chiến lược, chiến thuật hay những kiến thức về môi trường kinh doanh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của doanh nghiệp...

Kế toán căn bản

Môn học Kế toán căn bản là môn học nền tảng của các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, giúp cho người học đọc và hiểu được nội dung cơ bản của các báo cáo tài chính - sản phẩm của kế toán - và sử dụng các thông tin kế toán để ra quyết định kinh doanh. Học xong môn học này, sinh viên có thể tiếp tục theo học chuyên sâu về kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán.... đồng thời môn học cũng giúp cho sinh viên các chuyên ngành khác vận dụng các kiến thức kế toán để hiểu được bản chất tài chính của các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đánh giá ảnh hưởng của từng hoạt động đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đồng thời có thể phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình tài chính, khả năng thanh toán cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó.

Nguyên lý Marketing

Môn học Nguyên lý Marketing bản nhằm phát triển các kiến thức cơ bản trong tổ chức và điều hành các hoạt động marketing tại doanh nghiệp.
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn marketing trong kinh doanh theo nguyên lý thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường. Sinh viên sẽ được rèn luyện một số kỹ năng marketing: thu thập và phân tích thị trường, truyền thông, quản lý chi phí và giá thành.

Kinh tế kinh doanh

Môn học cung cấp kiến thức không thể thiếu cho các sinh viên trong lĩnh vực kinh doanh với nền tảng của các môn kinh tế cơ sở. Khóa học giới thiệu những thông tin cơ bản về cấu trúc của công ty, đi sâu tìm hiểu vận dụng các nguyên lý kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt hữu ích cho các sinh viên có chuyên ngành chính là Kinh doanh.

Chính sách thương mại quốc tế

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về thương mại quốc tế và các công cụ phân tích chính sách thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, môn học bước đầu giúp sinh viên nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan tới thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế của các nước và chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong tương quan so sánh với các quy định và cam kết đa phương về thương mại quốc tế.

Pháp luật kinh doanh quốc tế

Môn học này xem xét các nguồn của luật kinh doanh quốc tế, mối quan hệ giữa những nguồn luật đấy và hệ thống pháp luật của bất kỳ một quốc gia  nào, lựa chọn luật trong các vụ tranh chấp kinh doanh quốc tế, các vấn đề đặc biệt phát sinh khi kinh doanh với nước ngoài, luật về kinh doanh quốc tế và vận chuyển hàng hoá. Các mối quan hệ giữa luật pháp và văn hoá trong các giao dịch kinh doanh quốc tế cũng sẽ được xem xét. Ngoài ra, khóa học này giới thiệu với sinh viên cách bắt đầu một công ty (tạo ra một pháp nhân). Sinh viên cũng phải biết những rủi ro trong việc tạo ra một công ty, những lợi thế và bất lợi của từng hình thức doanh nghiệp hay công ty. Cuối cùng, môn học này xem xét khuôn khổ pháp lý để ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh quốc tế.

Phân tích tài chính

Môn học cung cấp kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính và các tài liệu khác. Môn học giải thích và hướng dẫn sử dụng các mô hình phân tích nhằm đưa ra các kết luận đúng đắn về kết quả kinh doanh, sử dụng vốn và nguồn vốn, cơ cấu tài chính, hiệu quả quản trị vốn lưu động, quan hệ giữa các dòng tiền, nguyên nhân khác biệt giữa dòng tiền kinh doanh và lợi nhuận, hiệu quả sinh lời của vốn và khả năng thanh toán, điểm mạnh và điểm yếu trong quản trị tài chính cũng như phát hiện những rủi ro của doanh nghiệp. Kết quả phân tích cung cấp thông tin hữu ích về “sức khỏe” của doanh nghiệp, định hướng cho việc đưa ra quyết định của chủ nợ, nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư hoặc tổ chức tư vấn,…
Ngoài ra, môn học cũng góp phần rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện, đề xuất và giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng văn bản và sử dụng excel trong lĩnh vực tài chính.

Tiếng Anh thư tín thương mại và Hợp đồng

Môn học giúp sinh viên biết cách viết thư cũng như thư từ kinh doanh. Bố trí thư, nội dung và phong cách trong kinh doanh sẽ được giới thiệu trong môn học. Ngoài ra, sinh viên sẽ có cơ hội học cách viết một số loại thư thương mại phổ biến trong thương mại như: yêu cầu, cung cấp, đặt hàng, khiếu nại. Ngoài ra, sinh viên sau khóa học có thể viết hồ sơ và thư xin việc của họ một cách hiệu quả. Sinh viên có thể truy cập vào một số câu mẫu và mẫu thư để hiểu một số thuật ngữ điển hình trong thư từ kinh doanh.

Tiếng Anh Giao tiếp Kinh doanh

Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và nhân sự, đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, môi trường kinh tế, con người trong kinh doanh, marketing, tài chính, v.v… thông qua giáo trình gồm các bài đọc, các bài tập tình huống, bài tập thảo luận và thuyết trình nhóm; bài tập thực hành viết báo cáo nhóm về tình huống kinh doanh mà nhóm lựa chọn trong khuôn khổ chương trình học.
Môn học cung cấp các tình huống giao tiếp tích hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết thông qua các hoạt động và bài tập luyên tập cụ thể theo các chủ đề các buổi học theo dang bài thi chứng chỉ BEC Higher, giúp sinh viên luyên tập và nâng cao các kỹ năng trong tình huống công việc – tương đương Bậc C1 theo yêu cầu Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Cơ sở dữ liệu

Học phần hướng tới xây dựng cho sinh viên một cái nhìn tổng quan về phương thức lưu trữ dữ liệu, các kỹ thuật truy vấn và quản trị cơ sở dữ liệu. Sinh viên sẽ có cơ hội khám phá các phương pháp và công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu, đồng thời bổ sung kinh nghiệm xử lý dữ liệu thực tế bằng cách sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) để làm sạch, biến đổi dữ liệu và tính toán trên một hệ cơ sở dữ liệu hiện đại phục vụ cho các công việc liên quan đến phân tích nghiệp vụ và phân tích dữ liệu, đặc biệt trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lập trình cho phân tích dữ liệu và tính toán khoa học

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về lập trình cho phân tích dữ liệu và tính toán khoa học dựa trên hệ sinh thái mã nguồn mở của Python. Đây là ngôn ngữ thuận lợi cho việc đọc hiểu ngôn ngữ lập trình, đơn giản và rõ ràng cùng với thư viện phong phú cho người học. Mục tiêu của khóa học này là cung cấp cho sinh viên công cụ để xử lý lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả, tóm tắt và trực quan hoá dữ liệu kinh doanh của các doanh nghiệp áp dụng giải quyết các bài toán trong thực tế.
Sinh viên sẽ được giới thiệu về ngôn ngữ lập trình hiện đại được sử dụng trong nhiều ngành (Python) cũng như toàn bộ chu trình phát triển của một dự án khoa học dữ liệu. Hoàn thành khóa học này, sinh viên có thể lấy một dữ liệu, làm sạch dữ liệu, trực quan dữ liệu, thao tác với dữ liệu và chạy các mô hình phân tích thống kê cơ bản cho dữ liệu đó.

Trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Các kiến thức cơ sở của trí tuệ nhân tạo, mục tiêu và các lĩnh vực nghiên cứu, các cấu trúc và chiến lược giải quyết vấn đề trong các nhánh nghiên cứu khác nhau của Trí tuệ nhân tạo như trò chơi, suy luận tự động, hệ chuyên gia, học máy. Trí tuệ nhân tạo là một học phần trong sáu học phần tự chọn thay cho học phần tốt nghiệp của chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin.

Phân tích dữ liệu kinh doanh

Phân tích dữ liệu kinh doanh đề cập đến các cách thức mà các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ có thể sử dụng dữ liệu để tìm kiếm và nắm được các thông tin chi tiết, nhằm đưa ra quyết định tốt hơn. Phân tích kinh doanh được áp dụng trong các hoạt động tiếp thị, tài chính và lập kế hoạch chiến lược. Khả năng sử dụng dữ liệu hiệu quả để đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác và mang lại lợi nhuận đã góp phần tạo nên lợi thế chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp lớn như Walmart, Google, Capital One và Disney. Với các “Dữ liệu lớn – Big Data” có sẵn, phân Học kinh doanh đang trở thành một năng lực vô cùng quant rọng đối với các doanh nghiệp, bất kể quy mô và loại hình.

Giao dịch thương mại quốc tế

Giao dịch thương mại quốc tế là một học phần quan trọng, bắt buộc, được thiết kế cho sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành của Trường Đại học Ngoại thương. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan tới hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới. Môn học tập trung vào các phương thức tiến hành các giao dịch thương mại trong môi trường quốc tế phức tạp với những khác biệt về chính trị, kinh tế, chính sách thương mại, ngôn ngữ và văn hóa... Các giao dịch được tiến hành phù hợp với quy định và tập quán quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bán trực tiếp, giao dịch qua trung gian, giao dịch tái xuất, mua bán đối lưu, đấu giá, đấu thầu và nhượng quyền thương mại.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm khái niệm, phân loại, mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở nắm vững lý thuyết, sinh viên có thể ứng dụng một cách thực tế các phương pháp đối phó với từng loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời môn học này cũng đưa ra các trường hợp thực tế của doanh nghiệp để sinh viên được tiếp cận với hoạt động quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

Đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo quyết định khả năng sống còn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay. Môn học Đổi mới sáng tạo trong kinh doanh được thiết kế nhằm trang bị cho học viên kiến thức và công cụ sáng tạo, đồng thời quy trình để phát triển một ý tưởng sáng tạo thành doanh nghiệp và cách thức để một doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo trong tổ chức của mình. Học viên sẽ được tiếp cận tới các lý thuyết nền tảng về đổi mới và sáng tạo cũng như việc vận dụng các phương thức và kỹ năng thực tiễn để duy trì và tăng cường đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng

Môn học này cung cấp sự hiểu biết về các khái niệm cơ bản của quản lý chuỗi cung ứng. Tất cả các lĩnh vực chức năng của quản lý chuỗi cung ứng được khám phá trong một cái nhìn tổng hợp về quản lý mua sắm, sản xuất và vận hành, vận chuyển và hậu cần, kiểm kê và lưu kho, lập kế hoạch nhu cầu, lập lịch trình, thiết kế mạng, cộng tác và đo lường hiệu suất.

Quản trị tinh gọn theo phong cách Nhật Bản

Môn học này sẽ giới thiệu cho sinh viên các nguyên tắc và thực hành trong Quản trị tinh gọn. Các tổ chức công nghiệp và doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu liên tục cải thiện hiệu suất của các hoạt động, trên cở sở một hệ thống kinh doanh, sản xuất nhanh, linh hoạt, tập trung và thân thiện cho các công ty, khách hàng và các đối tác.
Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức khái quát mô tả nền tảng phát triển cũng như các phương thức tổ chức, đánh giá hệ thống quản trị tinh gọn. Các công cụ và kỹ thuật sản xuất Lean sẽ được mô tả và trong một số trường hợp được trình bày trong các bài tập mô phỏng. Các vấn đề liên quan đến sự tham gia của nhân viên, đội ngũ cải tiến, đào tạo và văn hoá doanh nghiệp được lồng ghép trong các nội dung học tập. Các ví dụ về ứng dụng trong quy trình sản xuất và kinh doanh, kế hoạch thực hiện quản trị tinh gọn sẽ được thảo luận và trình bày theo phương pháp thảo luận nhóm và bài tập.

Thương mại điện tử

Nội dung của môn học giới thiệu cho sinh viên kiến thức tổng quan về thương mại điện tử, một số mô hình thương mại điện tử cũng như cách thức giao dịch trong thương mại điện tử. Ngoài ra, môn học còn đề cập đến những vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại điện tử như marketing điện tử, thanh toán điện tử và vấn đề an toàn trong giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh đó, những tình huống thực tế và bài tập thực hành từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng được đưa vào để giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học.

Thương hiệu trong kinh doanh quốc tế

Môn học trang bị kiến thức cơ bản về thương hiệu trong kinh doanh quốc tế. Thông qua môn học, sinh viên có khả năng hiểu các kiến thức cơ bản về về thương hiệu trong kinh doanh quốc tế, cách thức xây dựng thương hiệu và vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu trong kinh doanh quốc tế.

Thuế và hệ thống thuế Việt Nam

Trang bị kiến thức cơ bản về thuế (quá trình ra đời và phát triển của thuế trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm về thuế, các yếu tố cấu thành nên thuế, nguyên tắc thuế khóa…)

Quản trị chiến lược

Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về:
- Vị trí, vai trò của chiến lược kinh doanh trong công tác trị doanh nghiệp.
- Quy trình quản trị chiến lược, các loại hình chiến lược kinh doanh cơ bản trong môi trường kinh doanh nội địa và quốc tế của doanh nghiệp.
- Các phương pháp và công cụ để phân tích, lựa chọn, triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các phương pháp phân tích chiến lược hiện đại trên thế giới và có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể hoạch định, lựa chọn những chiến lược thích hợp với những nguồn lực của một doanh nghiệp cụ thể, đồng thời khai thác được các cơ hội để có thể triển khai thực hiện thành công chiến lược; bên cạnh đó có khả năng phân tích, nhận biết chiến lược mà các đối thủ cạnh tranh đang theo đuổi.

Logistics và vận tải quốc tế

Môn học cung cấp cho sinh viên các lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng. Đây là môn học nghiệp vụ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn cơ bản trong kinh doanh quốc tế, cụ thể, sinh viên hiểu và vận dụng được các nguyên lý cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng và các công cụ phân tích các khía cạnh khác nhau về hệ thống logistics trong doanh nghiệp để đảm bảo các yêu cầu về Chất lượng, Chi phí, Giao hàng (QCD).

Học phần tốt nghiệp

Thực hiện Học phần Khoá luận Tốt nghiệp là quá trình giúp sinh viên thể hiện khả năng vận dụng sáng tạo các tri thức về kinh tế - kinh doanh quốc tế và mô hình quản lý tiên tiến của Nhật Bản để có thể đánh giá và phát triển các vấn đề kinh doanh thực tiễn. Ngoài ra, thực hiện học phần Khoá luận Tốt nghiệp còn giúp sinh viên hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề thực tiễn một cách khoa học. Đây cũng là cơ hội giúp sinh viên tiếp cận với môi trường thực tiễn về nghề nghiệp, nâng cao kĩ năng, thái độ nghề nghiệp để có thể thiết lập các mối quan hệ với doanh nghiệp, các tổ chức, bối cảnh thực tiễn kinh tế xã hội để có thể định hướng rõ hơn nghề nghiệp và có được lợi thế trong quá trình tuyển dụng và làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Đội ngũ giảng viên chuyên gia

Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB Bà YAMAZAKI KYOKO
 Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Kobe liên quan đến Hành vi và Tâm lý tổ chức, Nhân sự và Marketing dịch vụ
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB Bà TRẦN THỊ KIỀU MINH
Giảng viên trường Đại học Ngoại Thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB GS. Toshiya Ozaki
Giáo sư ngành Kinh doanh quốc tế Trường Kinh doanh, ĐH Rikkyo

 

Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB GS,TS. Hồ Tú Bảo
Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp Về Toán (VIASM)
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Tatsuya Karasawa
Giảng viên môn Kế hoạch kinh doanh theo mô hình V-biz

 

Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB Thầy Kenzaburo Suzuki
Điều phối dự án V-biz
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB Thầy Shinichiro Kawaguchi
Cố vấn cao cấp, tư vấn quản lý Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB Thầy Moeru Matsunoo
Chủ tịch kiêm Giám độc đại diện của Tập đoàn Hóa Chất Afton, Nhật Bản
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB GS. Yoshikazu Yoshida
Trưởng khoa SĐH về Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Toyo
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB PGS.TS Randy Fowler
Phó Giáo sư tại trường Kinh doanh, Đại học Rikkyo, Nhật Bản
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB PGS.TS. Thompson Gene Robert
Phó Giáo sư ngành Ngôn ngữ và Truyền thông
 
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Keiko Sato
Cố vấn trưởng nhóm Ngân hàng
phát triển châu Á  
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Osanai Atsushi
Cố vấn Sony, Nextgen Mediatech, hiệp hội trao đổi Nhật Bản - Đài Loan
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB PGS.TS. Phạm Thu Hương
Phó Hiệu trưởng, Giảng viên cao cấp Trường ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền
Viện trưởng Viện VJCC
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Trần Thị Kiều Minh
Phó Viện trưởng Viện VJCC
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Vinh
Trưởng ban Phát triển & đào tạo chương trình, Phòng QLĐT, ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Lê Hoàng Liên
Giảng viên môn Quản trị chiến lược
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Trần Hồng Hạnh
Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Bùi Tuấn Trung
Giảng viên bộ môn Nghiệp vụ
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Đoàn Anh Tuấn
Giảng viên bộ môn Nghiệp vụ
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Trần Thị Thu Thủy
Trưởng khoa Tiếng Nhật, ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Đinh Văn Hoàng
Giảng viên bộ môn Nghiệp vụ
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Nguyễn Thị Dung Huệ
Trưởng Khoa Tiếng Anh Thương mại, ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Hà Công Anh Bảo
Trưởng Khoa Luật – Trường ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Thân Thị Hạnh
Trưởng Khoa Lý luận chính trị, ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Nguyễn Thị Bình
Giảng viên môn Quản lý chuỗi cung ứng
 
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Nguyễn Thu Hằng
Giảng viên môn Chính sách thương mại quốc tế
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Hoàng Anh Duy
Trưởng Bộ môn Bộ môn Nghiệp vụ – Viện VJCC
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Phạm Thị Cẩm Anh
Giảng dạy môn Giao dịch thương mại quốc tế
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB CÔ HÀ THỊ HƯỜNG
Giảng viên tiếng Nhật tại Viện VJCC
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB TS. Nguyễn Thu Thủy
Trưởng bộ môn Tiền tệ - Ngân hàng, Khoa Tài chính – ngân hàng, Trường ĐH Ngoại thương
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Nguyễn Huyền Minh
Giảng viên môn Nguyên lý Marketing
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB ThS. Vũ Thị Diễm Phúc
Phó trưởng Khoa Tiếng Anh Thương mại, ĐH Ngoại thương

Cơ hội của sinh viên JIB

Sinh viên của chương trình có cơ hội nhận được học bổng dành cho các sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc từ Trường Đại học Ngoại thương và các đối tác của Trường; cũng như các học bổng từ các trường đại học, các doanh nghiệp Nhật Bản, học bổng từ cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam Keieijuku, Viện VJCC, … Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội nhận các học bổng trao đổi sinh viên, chuyển tiếp sang các trường đại học nước ngoài; đặc biệt là các trường đối tác Nhật Bản, là đối tác chiến lược của FTU, Viện VJCC. Với kiến thức, kỹ năng được trang bị cùng ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật, sinh viên chương trình có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động và tham gia vào các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và toàn cầu.

Khác biệt trong phương pháp giảng dạy

Chương trình được thiết kế với các mô hình gắn liền với thực tế như: mô hình co-teaching 3 bên (các giáo sư Nhật Bản -  giảng viên FTU - các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Nhật Bản và Việt Nam) thông qua sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), trường Đại học Kanto Gakuin và cộng đồng Keieijuku Việt Nam; các hoạt động thực tế, tham quan tại doanh nghiệp cùng trải nghiệm kinh doanh thực tiễn, xây dựng ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh thông qua mô hình Lập kế hoạch kinh doanh (V-Biz Business Plan) trong suốt 4 năm đào tạo.

Thư viện ảnh và video

Cảm nhận của học viên nội dung tại đây

Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn nội dung

Các khóa học khác

Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Chương trình Cử nhân Kinh doanh Số - DB
Chương trình cử nhân chất lượng cao Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Kinh doanh số cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn về kinh tế và kinh doanh quốc tế, tri thức về dữ liệu, công nghệ thông tin, cách mạng công nghệ số và chuyển đổi số trong kinh doanh. Trên nền tảng hệ sinh tháo đào tạo toàn diện tại VJCC (Nhà trường – Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản – Các tổ chức quốc tế), sinh viên có năng lực tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo, năng lực ứng dụng những công cụ đặc thù trong các dự án chuyển đổi số kinh doanh và có tư duy chiến lược, sẵn sàng phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số, có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh chân chính, có năng lực tự chủ và trách nhiệm, khả năng làm việc độc lập và khả năng học tập suốt đời.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình có thể đảm nhận được các vị trí chuyên viên, nhà quản lý, chuyên gia tư vấn và hoạch định chính sách về dự án chuyển đổi số, phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng số trong các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB
Các hoạt động kết nối doanh nghiệp
Các hoạt động kết nối doanh nghiệp
Với mạng lưới doanh nghiệp đối tác rộng lớn, Viện VJCC đã tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh: Nhà trường (Đào tạo) - Doanh nghiệp (Thực tiễn) - Sinh viên
Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản - JIB
Các hoạt động bổ trợ và phát triển kỹ năng
Các hoạt động bổ trợ và phát triển kỹ năng
Các hoạt động bổ trợ và phát triển kỹ năng là thế mạnh của Chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC